Tài Liệu Về Vụ TS Nguyễn Kim Quý chỉ trích sách của Cô Dương Nh ư Nguyện

Tài liệu về vụ Ts Nguyễn Kim Quý ở OR viết bài chỉ trích tác phẩm “Con gái của Sông Hương” của cô Dương Như Nguyện.

1-Tháng 6/2012, Hoàng Lan Chi nhận một mail, nội dung là một thông báo về việc 2 cuốn sách của LS Dương Như Nguyện nhận giải International Book Awards từ một tổ chức ở Los Angeles (Cali). Cô Dương Như Nguyện đang ở xa. Hoàng Lan Chi chỉ viết tạp ghi vài giòng.

2- Tháng 11/2012, Hoàng Lan Chi gửi bài phỏng vấn cô Dương Như Nguyện. Xem tại đây: http://hoanglanchi.com/?p=2180

3- Ông NT fw bài phỏng vấn vào diễn đàn của Hội Nông Lâm Súc. Ngay sau mail fw của ông NT, ông Trần Văn Giang, fw một mail cũ từ ô TS Nguyễn Kim Quý. Ông Trần Văn Giang xóa tên, ngày gửi của ông Ts Nguyễn Kim Quý, làm Hoàng Lan Chi tưởng lầm là ông TS này ám chỉ rằng, vì bài phỏng vấn của HLC “bơm” cô Dương Như Nguyện, nên ông TS phải “resend” bài cũ. Bài cũ này là “Pháp Ngữ trong sách ‘Con Gái Của Sông Hương’ của Dương Như Nguyện” của Ts Nguyễn Kim Quý đăng vào năm 2009.

4- Hoàng Lan Chi viết bài “Phê Bình Sách hay Đố Kị”. Xem tại đây: http://hoanglanchi.com/?p=2187

5- Sau đó ông Phạm Khắc Trung đính chính dùm ông TS Nguyễn Kim Quý là mail ông Quý gửi từ tháng 8, và bài ông viết không dính líu gì đến bài phỏng vấn của Hoàng Lan Chi.

6- Đồng thời ông Phạm Khắc Trung viết như sau “Huống chi một bài viết trên diễn đàn, lại được người lạ cặm cụi sửa từng lỗi nhỏ dài cả mấy trang. Nếu bài của tôi mà được ai chiếu cố như thế, tôi xin chắp hai tay xá mà gọi người đó bằng “Thày”. (Ngưng trích Phạm Khắc Trung).

7- Ngoài ông Phạm Khắc Trungbà Lê Khánh Thọ. Hai vị này có lẽ có thâm tình với ô TS Nguyễn Kim Quý nên ra mặt bênh vực bằng những lý luận dưới đây: Bà Lê Khánh Thọ viết : “Theo em nghĩ… bài đọc trên Net thì không sao, nhưng khi in thành sách để đời phải chú ý lỗi chính tả. Với tư cách và khả năng phê bình sách đúng đắn của Thầy Nguyễn Kim Quý, dân tộc ghi ơn Thầy có công ngăn chận bớt những nhà văn cẩu thả, bất lợi cho nền văn chương Việt nam”. (ngưng trích Lê Khánh Thọ)

8- Hoàng Lan Chi đã trả lời cho ông Phạm Khắc Trung và bà Lê Khánh Thọ rằng:

1- Không một người lạ nào lại bỏ thì giờ sửa chữa tỉ mỉ tác phẩm người khác như vậy cả. Lý do: ai cũng bận công việc kiếm sống. Chỉ người rất thân mới bỏ thì giờ như thế.

2- Khi một người lạ cố tình làm công việc tỉ mỉ đó và phổ biến khắp nơi thì hoàn toàn không phải thiện ý mà là tà tâm. Nếu có thiện ý, ông ta sẽ phải gửi THƯ RIÊNG. Vd, ông TS Nguyễn Kim Quý có thể viết, đại khái như sau “Cháu Dương Như Nguyện thân mến, xin phép coi cháu như cháu vì cháu chỉ đáng tuổi cháu tôi thôi. Tôi có xem sách và thấy một số lỗi về Pháp ngữ như sau…Kỳ tái bản sau, cháu sửa lại nhé”. Nếu ô TS viết như vậy, cô Dương Như Nguyện sẽ cám ơn ông. Địa chỉ, e mail của tác giả và dịch giả ở trong sách.

3- Trên thực tế, ông viết bài gửi rộng rãi bằng giọng văn chỉ trích, châm biếm. Chưa hết, lý do nào để viết, đã được ông ta công khai rất rõ: Bài này tôi đã không tính viết, vì thấy không đáng để bỏ nhiều thì giờ. Nhưng một người bạn đã hỏi tôi về những lỗi Pháp văn “quả tang” mà anh bắt gặp trong Cô Gái Của Sông Hương. Tôi đã trả lời riêng cho anh, và vì những lỗi ấy khá nhiều, anh đề nghị và cố gắng thuyết phục tôi viết thành một bài để đăng báo. Trước là, anh nói, để góp thêm tài liệu, trên lãnh vực chuyên môn, về giá trị của quyển sách, sau là để những độc giả trẻ tuổi được hiểu rằng Pháp ngữ chính thống không phải như thế, nghĩa là như nhân vật Simone đã nói, đã viết. Một lý do nữa, theo anh: nhân vật –hay tác giả cũng vậy– đã tỏ ra khoe khoang về cá nhân, gia đình, và cái nền văn học thu nhặt được của Pháp (ví dụ, đã học trường Marie Curie Sài Gòn, trong gia đình nói tiếng Pháp với cha mẹ, ngụ tại Saint-Germain-des-Prés lúc mười bốn tuổi trong nhà của một cậu tây Paris, lúc nhỏ nghe lóm người lớn nói chuyện bằng ba ngôn ngữ Pháp, Anh, Việt, lớn lên làm thơ, vẽ tranh, hát nhạc opéra, thích la haute couture và qua suốt tác phẩm ưa xổ tiếng Pháp một cách không cần thiết) làm người đọc nhíu mày, nhưng ông văn sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, bạn và đồng hương Nha Trang của tôi, và nhà xuất bản Ravensyard không thấy nên nhắm mắt ca tác phẩm và tác giả không tiếc lời. Ðó là chưa nói đến những sai trái linh tinh đầy dẫy khác.” (ngưng trích bài viết năm 2009 của Nguyễn Kim Quý)

Để biết một độc giả nhận định thế nào về bài viết trên của Ts Nguyễn Kim Quý, xin vào đây:

Lý do quá rõ: một người bạn; đánh đồng Simone với tác giả; đố kị khi thấy Simone tự khoe về gia phả; ông Nguyễn Xuân Hoàng và Nhà Xuất Bản Ravensyard ca tụng quá cỡ!

4- Tóm lại, ông TS Nguyễn Kim Quý không có thái độ của một vị trí thức, lớn tuổi. Ông nghe lời xúi bậy của một người bạn. Người bạn đó là ai? Hoàng Lan Chi đã viết cho nhóm mails của ông Ts Nguyễn Kim Quý, ô Phạm Khắc Trung, bà Lê Khánh Thọ như sau: “Người bạn đó là ai? Một cựu nữ sinh Trưng Vương hay một ông già lẩm cẩm xin xỏ tình yêu nơi Dương Như Nguyện và bị cô từ chối? Xin Ô Phạm Khắc Trung cùng bà Lê Khánh Thọ hãy xin câu trả lời từ ô Ts Nguyễn Kim Quý. Tôi tin tưởng mãnh liệt ô TS Nguyễn Kim Quý sẽ trả lời thành thực cho 2 vị biết”. (ngưng trích mail Hoàng Lan Chi).

5- Bà Lê Khánh Thọ đã dùng chữ sai. Một vị thầy nếu có thiện ý sửa chữa chính tả cho cả (những người không phải học trò, không nhờ vả) thì chúng ta cám ơn. Sự tri ân không dùng cho trường hợp này. Bà Lê Khánh Thọ có quyền dùng tư cách cá nhân của Bà để tri ân, nhưng viết là “dân tộc tri ân” thì quá đáng, làm như thể ông TS Nguyễn Kim Qúy đã góp công sửa lại lịch sử Việt Nam đã bị CSVN vo tròn, bóp méo không bằng. “Dân tộc” không phải chỉ gồm có một số người tâng bốc ông Quý, mà còn mấy mươi triệu người khác, trong đó có Hoàng Lan Chi. Hoàng Lan Chi không tri ân mà ngược lại kết tội, lên án hành vi của ô Ts Nguyễn Kim Quý. Ông là một TS ngoài 70 tuổi, ông muốn góp ý cho tác phẩm của một phụ nữ rời Việt Nam năm 16 tuổi, đáng tuổi con ông, thì phải gửi Thư Riêng và ôn tồn, nhã nhặn, lịch thiệp. Hành động của ông qua bài viết chỉ chứng tỏ một sự đố kị, ghen tị. Hành động bênh vực “mù quáng” của ông Phạm Khắc Trung và bà Lê Khánh Thọ cũng không phải là điều hay.

Vì cùng chiến tuyến quốc gia, chúng tôi chỉ tóm tắt sự việc như thế và không trưng bày các e mails.

Chúng tôi chỉ lưu trữ ở net, 3 bài: (1) Bài “Pháp Ngữ trong sách ‘Con Gái Của Sông Hương’ của Dương Như Nguyện” của ông Ts Nguyễn Kim Quý; (2) Bài phỏng vấn Dương Như Nguyện của Hoàng Lan Chi; (3) Bài “Phê Bình hay đố kị” của Hoàng Lan Chi.

Kết Luận: Một cô gái đến Hoa Kỳ năm 16 tuổi, nữ thẩm phán, tốt nghiệp LLM của Harvard, dậy Luật cho Đại Học Denver, nay viết sách bằng tiếng Anh, giới thiệu cho người Mỹ biết về xã hội, con người Việt Nam, nhất là “boatpeople” thì nghĩa vụ của chúng ta là phải yểm trợ “thế hệ gạch nối” đi vào dòng chính của Hoa Kỳ. Mọi sai sót của tác phẩm, nếu có, cần được nhắc nhở tác giả với thiện tâm và kín đáo. Đó là thái độ đứng đắn nhất của một người quốc gia chân chính, biết tự hào dân tộc với những thành công của người Việt trên quê hương thứ hai.

Hoàng Lan Chi tháng 12/2012

This entry was posted in Trong Nhà Ngoài Phố. Bookmark the permalink.

Leave a comment