Bầu cử tại Ai Cập

Ai-Cập đang trải qua hai ngày lịch-sử:Ngày thứ tư 23.05 và ngày thứ năm 24.05.2912,hơn 50 triệu cử-tri người Ai-Cập được kêu gọi đi bầu,để lựa chọn trong số 12 ứng cử viên, một người để thay thế cho cựu tổng thống Hosni Moubarak.Vị cựu tổng thống Ai-Cập này đã bị cuộc xuống đường của nhân dân trong làn sóng ‘muà xuân ả’rập’ loại ra khỏi chánh quyền vào ngày 11.02.2011.Tính đến nay đã gần một năm rưỡi trôi qua!.
*Có thể có được một ứng cử viên đắc cử ngay vòng đầu?

Với số 12 ứng cử viên ra tranh cử tổng-thống,khó có thể tin rằng một ứng cử viên sẽ được đa số tuyệt đối ngay vòng đầu,do đó một vòng hai sẽ cần thiết để dân chúng lựa chọn một trong hai ứng cử viên nhiều phiếu nhất của vòng đầu.Vòng hai được dự trù vào ngày 16 và 17 tháng sáu.Cũng khó có thể biết ứng cử viên nào sẽ được lọt vào vòng hai.Có rất nhiều yếu-tố khác nhau lẫn lộn trong cuộc bầu cử lần này tại Ai Cập như có những liên-hệ quyền lợi trong chế-độ cũ như cựu thủ tướng Ahmed Chafiq (thời Moubarak) hay Amr Moussa,cựu tổng trưởng ngoại-giao của Moubarak và cũng là cựu chủ tịch liên đoàn ả rập;có ảnh-hưởng tôn giáo như Mohammed Morsi (nhóm huynh đệ hồi-giáo) và Abdel Moneim Aboul Fotouh (hồi giáo độc lập) hay nhân sĩ theo Nasser như Hamdeen Sabbahi. Bất chấp ai trong số các ứng cử viên được vào vòng hai,các dàn xếp là điều sẽ xảy ra để mong có đa số.Đây là lần đầu tiên ở Ai Cập mà kết quả cuộc bầu cử tổng thống không thể đoán trước được!
*Thẩm quyền của tân tổng thống.
Đây là một điều lạ chỉ xảy ra ở Ai Cập.Cho đến nay,người ta chưa được biết Ai Cập sẽ đi theo thể chế chánh trị nào,tổng thống chế hay đại nghị chế.Bởi vì cho tới nay,Ai Cập vẫn chưa có một bản tân hiến pháp.Do đó,vấn đề không phải là ai sẽ đắc cử tổng thống nhưng là ai sẽ là người có quyền hành thực sự,tổng thống hay quốc-hội.Cuộc bầu cử quốc hội vào mùa đông 2011, sau khi Hosni Moubarak bị lật đổ vào tháng hai 2011,đã mang lại cho nhóm huynh đệ hồi giáo một đa số trong quốc-hội.Cuộc bầu cử tổng thống vào hai ngày 23 và 24.05 và có phần chắc là sẽ có một cuộc tranh cử vòng hai vào các ngày 16 và 17.06 sẽ là một thử thách cho cuộc cách mạng ‘mùa xuân ả-rập’.Nếu một người được sự ủng hộ của huynh đệ hồi giáo thắng cử,nhóm này sẽ có khuynh hướng ủng hộ ‘tổng thống chế’.Ngược lại,nếu một người thuộc phía dân-sự đắc cử,nhóm huynh đệ hồi giáo sẽ thiên về đại-nghị-chế.Khả năng áp đặt của nhóm huynh đệ hồi giáo lớn vì họ chiếm đa số ở quốc hội!
Ý thức được tầm quan-trọng của cuộc bầu cử tổng thống ‘trong suôt’ lần đầu tiên được thực hiện,nhóm huynh đệ hồi giáo đã dành cho úng cử viên của họ,Mohammed Morsi,một cuộc yểm trợ hùng hậu.Cho đến ngày 17.06.2012,quyền hành pháp hãy còn bị bỏ trống,nhóm huynh đệ hồi giáo có thể nắm lấy xuyên qua cuộc tuyển cử và điều này không phải là ngoài tầm tay vớiNhưng nhóm huynh đệ hồi giáo xem chừng không an tâm vì có những e ngại về việc thiết lập một nhà nước hồi giáo ở Ai Cập trong dân chúng,điển hình trong khối thiên-chúa-giáo Ai-Cập (copte),một khối chiếm 10% số cử tri!
Nhóm huynh đệ hồi giáo e ngại có gian lận trong bầu cử,đã xử dụng đến 500.000 tình nguyện viên để quan sát các phòng phiếu.Điều lạ lùng là quân đội,điều khiển Ai Cập từ tháng hai 2011,cũng e ngại có gian lận,đã huy động 14000 thẩm phán,75000 công chức và 55 tổ chức phi-chánh-quyền,thêm vào đó là từ 100 đến 200 quan sát viên quốc tế.
50 triệu cử tri Ai Cập sẽ chọn lựa ai.? Cho việc “tái thiết quốc gia” với các ông Moussa và Chafiq? Cho việc thành lập một nhà nước hồi giáo với Mohammed Morsi?Hay cho ‘thành phần thứ ba’ với Aboul Foutouh nói rằng ông ta là một ứng cử viên hồi giáo độc lập?

Kể từ năm 1950,tại Ai Cập,tổng thống giữ một vai trò ưu thắng.Là thủ lãnh hành pháp,ông nắm giữ an ninh nội vụ thông qua một định chế mạnh và kỷ luật:cảnh sát và an ninh.Là tổng tư lệnh quân đội,ông nắm giữ an ninh quốc phòng thông qua một định chế mạnh và kỷ luật:quân đội.Nhưng trong tình hình hiện nay,khi nhóm huynh đệ hồi giáo có đa số ở quốc hội,tổng thống trở thành con tin của nhóm này.Các cử tri Ai Cập xem chừng không lầm lạc về điều này,người ta đã thấy có những vận động để đi bầu đông đảo,phe theo thiên chúa giáo ‘copte’ đã có những nỗ lực để tránh việc một người có ủng hộ của phe hồi giáo đắc cử,ngoài ra số nữ cử tri đi bầu cũng đông đảo vì nếu nhóm huynh đệ hồi giáo nắm cả hành pháp,các quyền lợi và quyền của người phụ nữ có thể bị giới hạn!

Nhưng dù cho người đắc cử tổng thống là ai,ông này sẽ phải đối phó với những khó khăn :80 triệu dân Ai Cập không phải là một khối thuần nhất,có nguồn gốc sắc tộc và khát vọng chánh-trị khác nhau,đang có nạn thất nghiệp và khiếm dụng cao và nhất là Ai Cập đang mất dần ảnh hưởng ở Trung Đông,nơi đang xảy ra sự tranh chấp giữa ‘sunnite’ và ‘chiite’ *Quân-đội còn giữ một vai trò nào sau bầu cử tổng thống.
Theo tuyên bố của thống chế Mahomed Hussein Tantaoui,chủ tịch Hội Đồng Lực Lượng Quân Sự Tối Cao (CSFA) quân đội cam kết sẽ trao quyền lại cho chánh quyền dân sự vào ngày 01.07.2012 .Ai Cập từ 16 tháng nay đã được đặt dưới quyền điều khiển của Hội-Đồng này.Tuy nhiên,quân đội có lẽ sẽ phải đòi hỏi một số bảo đảm như việc không bị phiền hà về pháp luật do những việc đã làm trong việc duy trì an ninh trật tự và nhất là để đảm bảo các đặc quyền đẵc lợi về kinh tế vì quân đội là một tổ chức kinh tế qui mô đi từ các phức-hợp (complexe) kỹ nghệ quân-sự đến các kỹ nghệ phục vụ dân sinh.
Nếu người đắc cử tổng thống không đáp ứng được yêu cầu của quân đội,liệu một cuộc đảo chánh sẽ xảy ra? Cái gì phải đến,sẽ đến!

*Danh sách 12 ứng cử viên tổng thống của Ai Cập:

  • Amr Moussa, nhà ngoại giao thời Moubarak
  • Ahmed Chafiq, cựu thủ tướng thời Moubarak
  • Mohamed Selim el-Awa, hồi giáo ôn hoà,kế hoạch A của nhóm huynh đệ hồi giáo
  • Mohamed Morsi, kế hoạch B của nhóm huynh đệ hồi giáo
  • Abdel Moneim Aboul Foutouh,nhà cải cách,thành phần thứ ba
    Hamdeen Sabahi, vô chánh phủ,tự nhận theo khuynh hướng Nasser
  • Khaled Ali, chiêu bài bảo vệ người nghèo
  • Hisham el-Bastawissi, chiêu bài bảo vệ công lý
    Aboul Ezz el-Hariri, chiêu bài tất cả cho tả phái
  • Hossam Khairallah, quân nhân hưu trí,gốc an ninh
  • Mohamed Fawzi Eissa et Mahmoud Hossam, công chức hưu trí,gốc an ninh cảnh sát
  • Những tin tức vừa nhận được cho biết là Mohammed Morsi dẫn đầu và Chafiq về nhì .Kết quả chánh-thức sẽ được tuyên bố vào ngày thứ ba 29.05.Nếu kết quả này được thừa nhận,người Ai Cập sẽ phải lựa chọn hoặc là ứng cử viên nhóm huynh đệ hồi giáo Mohammed Morsi với hiểm tai đưa nước Ai Cập đến chỗ trở thành một quốc gia hồi giáo,hay lựa chọn một nhân vật có liên hệ với chế độ cũ của Moubarak.Trong cả hai trường hợp,cuộc cách mạng mùa xuân ở Ai Cập đều không đạt tới kết quả mong muốn và nhất là quyền hạn của người phụ nữ sẽ bị giới hạn nhiều nếu Ai Cập có một chánh quyền hồi giáo.Cũng nói thêm là nhóm huynh đê hồi giáo không giữ một vai trò nào trong cuộc nổi dậy ‘muà xuân ả rập’

Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp/24.05.2012/bổ túc ngày 25.05.2012

This entry was posted in Thời Sự Hải Ngoại. Bookmark the permalink.

Leave a comment